CÁCH BẢO QUẢN QUẦN TẤT LÂU RÁCH
Cách sử dụng và bảo quản quần, tất da chân
- Trước khi sử dụng: Tất vừa mua về, bạn hãy cho vào ngăn đá tủ lạnh để khoảng một ngày rồi mới lấy ra dùng. Nó sẽ bền hơn, nên nhớ cách này chỉ dùng cho tất mới thôi, tất dùng rồi đã bị dão sẽ không có tác dụng.
- Giặt và phơi:
+ Bạn có thể cho ít dấm vào nước ấm và ngâm đôi tất đã được giặt sạch, sau khoảng 15 - 20 phút mới đem phơi. Như vậy, các sợi tất sẽ dai hơn.
+ Với những loại tất xịn và dày dặn, một số người cũng giặt máy nhưng tránh rách bằng cách buộc tròn đôi tất lại và cho vào túi giặt nhỏ dành cho đồ lót, nhưng không để áo chíp cùng trong túi giặt đó vì các móc khóa có thể làm xước đôi tất. Tuy nhiên, an toàn nhất là vẫn giặt tay.
- Khi vết rách nhỏ:
+ Nếu đôi tất bị rách, xước một cách rõ rệt thì dù tiếc bạn cũng đành bỏ đi. Nhưng nếu đang sử dụng và phát hiện vết rách, xước nhỏ, bạn có thể sửa chữa bằng cách chấm một chút sơn móng không màu vào, nó sẽ được vá và vết rách không lan rộng. Hãy làm việc này ngay khi chân bạn vẫn mang đôi tất đó, nghĩa là khi dùng tất, bạn nên đem theo lọ sơn móng không màu trong túi.
+ Còn với những đôi tất không rách nhưng xù lên, bề mặt có những túm sợi, hãy "làm mới" chúng bằng cách lộn trái để đi. Trông đôi tất lại mượt mà như cũ, nhưng bạn nên đi giày kín mũi để che giấu việc bạn đi tất trái.
Cách bảo quản quần tất
Chắc hẳn trong ngăn tủ quần áo của các bạn sẽ không thể vắng bóng chiếc quần tất. Để chiếc quần tất được bền màu và kéo dài thời gian sử dụng các bạn đừng quên những lưu ý sau nhé!
- Quần tất lót nỉ: Khi giặt bạn nên lộn mặt trái ra giặt, làm như thế bạn có thể cho vào máy giặt cũng ko sợ bị xù lên như áo len.
- Quần tất mỏng (da chân):
+ Bạn cũng nhớ lộn mặt trái để giặt, loại này giặt tay là tốt nhất, nên dùng dầu gội đầu để giặt. Phơi tất ở những nơi thoáng mát, phơi xong thì nên để ngoài tầm 30-40' cho hết hơi nóng của thời tiết, sau đó các bạn đem cất vào ngăn mát của tủ lạnh, làm như thế sẽ làm cho sợi tất đàn hồi và dai hơn.
+ Hoặc cũng có 1 cách như sau: Trứơc tiên đem tất bẩn đi giặt sạch, sau đó nhỏ vài giọt giấm ăn vào nước ấm, ngâm tất 1 lúc rồi đem phơi khô. Sau khi được giặt qua nước ấm, sợi nilon của tất sẽ dai, bền hơn, đồng thời khử đựơc mùi hôi của tất khi đi lâu.
Mẹo giữ tất giấy bền hơn
“Xử lý” tất mới
Tất giấy vừa mua về, bạn hãy cho vào ngăn đá tủ lạnh để một vài ngày rồi mới lấy ra dùng. Nó sẽ bền hơn một chút. Nên nhớ cách này chỉ dùng cho tất mới, còn tất dùng rồi, sẽ không còn tác dụng.
Giặt tất thế nào?
Do tất quá mỏng, nên bạn tuyệt đối không giặt bằng máy giặt, thậm chí, khi giặt tay, bạn cũng không nên sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh mà nên vò nhẹ bằng dầu gội đầu hoặc sữa tắm. Nên phơi tất ở những nơi thoáng gió, tránh nắng gắt. Khi phơi, bạn cũng không nên dùng kẹp để tránh xước tất, bên cạnh đó, bạn nên tránh phơi tất giấy cạnh các trang phục có khóa sắt hay những vật sắc cạnh.
Có một mẹo nhỏ khi giặt để tất bền hơn. Sau khi đã giặt sạch tất, bạn cho một ít giấm vào chậu nước ấm rồi ngâm đôi tất. Khoảng 15-20 phút sau, bạn hãy đem phơi khô. Đối với những loại tất dày dặn hơn, bạn có thể giặt máy nhưng tránh rách bằng cách buộc tròn đôi tất lại và cho vào túi giặt nhỏ dành cho đồ lót.
“Cấp cứu” các vết rách nhỏ
Nếu bạn đang dùng tất mà đột nhiên phát hiện ra tất có một vài vết xước nhỏ, bạn đừng mặc kệ nó, bởi chỉ ít giờ sau, những vết xước đó sẽ lan rộng ra. Cách cấp cứu lúc này là chấm một chút sơn móng không màu vào, nó sẽ “vá” lại chỗ rách đồng thời ngăn không cho vết rách lan rộng. Vì thế khi dùng tất, bạn nên đem theo lọ sơn móng không màu trong túi xách. Còn với những đôi tất không rách nhưng xù lên, bề mặt có những túm sợi nhỏ, hãy “làm mới” chúng bằng cách lộn trái để đi. Trông đôi tất lại mượt mà như cũ, nhưng bạn nên đi giày kín mũi để che giấu chuyện bạn đi tất trái.
Một vài lưu ý
Nếu bạn hay sử dụng tất giấy thì điều đầu tiên bạn phải nhớ là giữ móng tay móng chân không bị xước. Nếu không bạn sẽ rất tốn tiền để mua tất mới. Tiếp đến, bạn hãy chăm sóc đôi chân của mình bằng cách thường xuyên sử dụng kem dưỡng da. Một công đôi việc, tất không những bền mà da bạn cũng đẹp hơn trong mùa lạnh.
Làm sao để dùng tất giấy lâu rách
Mùa lạnh bắt đầu và tất giấy trở nên quan trọng với những bạn thích mặc váy. Nhưng chỉ cần sơ ý một chút, đôi tất vừa mua đã bị xước, rách. Để kéo dài tuổi thọ của đôi tất giấy, bạn hãy áp dụng một số mẹo vặt dưới đây.
Trước khi sử dụng
Tất giấy vừa mua về, bạn hãy cho vào ngăn đá tủ lạnh để một vài ngày rồi mới lấy ra dùng. Nó sẽ bền hơn một chút. Nên nhớ cách này chỉ dùng cho tất mới thôi, còn tất dùng rồi đã bị dão, sẽ không còn tác dụng.
Giặt và phơi
Do sự mỏng manh của nó, loại tất này “chống chỉ định” giặt máy. Thậm chí bạn cũng không nên dùng xà phòng mà hãy giặt bằng dầu gội đầu, vò thật nhẹ rồi phơi. Không nên dùng kẹp khi phơi và tránh tối đa việc phơi gần những trang phục có khóa sắt hay những thứ có thể gây xước tất
Bạn có thể cho ít dấm vào nước ấm và ngâm đôi tất đã được giặt sạch, sau khoảng 15 – 20 phút mới đem phơi. Như vậy, các sợi tất sẽ dai hơn.
Với những loại tất xịn và dày dặn, một số người cũng giặt máy nhưng tránh rách bằng cách buộc tròn đôi tất lại và cho vào túi giặt nhỏ dành cho đồ lót, nhưng không để “áo chíp” cùng trong túi giặt đó vì các móc khóa có thể “làm tổn thương” đôi tất. Tuy nhiên, an toàn nhất vẫn là giặt tay.
Khi vết rách nhỏ
Nếu đôi tất giấy bị rách, xước một cách rõ rệt thì dù tiếc, bạn cũng đành bỏ nó đi. Nhưng nếu đang sử dụng và phát hiện vết rách, xước nhỏ, bạn có thể “sửa chữa” bằng cách chấm một chút sơn móng không màu vào, nó sẽ được “vá” và vết rách không lan rộng. Hãy làm việc này ngay khi chân bạn vẫn mang đôi tất đó, nghĩa là khi dùng tất giấy, bạn nên đem theo lọ sơn móng không màu trong túi xách.
Còn với những đôi tất không rách nhưng xù lên, bề mặt có những túm sợi nhỏ, hãy “làm mới” chúng bằng cách lộn trái để đi. Trông đôi tất lại mượt mà như cũ, nhưng bạn nên đi giày kín mũi để che giấu chuyện bạn đi tất trái.
Khi sử dụng
Điều cần nhớ trước hết để không phải mua tất mới thường xuyên là giữ móng tay, móng chân không bị xước. Nếu không, ngay cả đôi tất xịn cũng rách ngay khi bạn mang hoặc giặt nó.
Làn da xù xì thô ráp cũng có thể làm đôi tất dễ xước hơn. Do đó, bạn nên tẩy da chết cho đôi chân và bôi kem dưỡng ẩm. Một công đôi việc: tất bền mà da bạn cũng đẹp hơn trong mùa lạnh.
Và cuối cùng, kinh nghiệm của nhiều người dùng cho thấy, một đôi tất xịn tuy sẽ làm bạn xót ruột khi mua nhưng nếu tính trung bình số lần sử dụng thì lại đỡ tốn hơn tất rẻ tiền, mà trông lại đẹp và sang nữa.
THAM KHẢO THÊM
Cách bảo quản quần áo luôn bền đẹp
Trong thế giới thời trang, xu hướng thường được thiết lập và đổi mới trong vỏn vẹn vài tháng. Ngay cả những hãng thời trang bình dân như Zara, H&M hay Mango cũng có “tốc độ” đáng kinh ngạc khi luôn tung ra các mẫu mới hàng tháng. Và việc chạy theo sự thay đổi chóng mặt này đôi khi là quá sức đối với nhiều người. Lúc này, nhu cầu “kéo dài tuổi thọ” cho những món đồ thời trang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đó cũng là lúc thuật ngữ “fast fashion” được ra đời. Nó được hiểu như những món đồ chất lượng vừa phải, giá cả phải chăng nhưng lại giúp bạn có được tủ đồ ưng ý. Bạn sẽ không nhất thiết phải sở hữu những món hàng hiệu đắt đỏ, mà vẫn cảm thấy hài lòng với tủ đồ bởi nó chưa bao giờ hết lựa chọn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có những khoản chi tiêu thông minh hơn cho thời trang. Tủ đồ cũng từ đó mà nhỏ nhắn nhưng hiệu quả hơn rất
1. Mua những món đồ mức giá trung bình
Việc cân nhắc mua sản phẩm từ những thương hiệu bình dân luôn là ý kiến hay, giúp bạn bổ sung tủ đồ cực kì hiệu quả. Tuy nhiên, khi mua sắm với mức giá quá rẻ, nhiều người lại xa lầy vào tư tưởng số lượng hơn là chất lượng. Bạn sẽ “phóng tay” để sắm về tận 5 chiếc quần jeans giảm giá trong khi chưa chắc đã mặc được hết. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên cân nhắc cả về chất lượng dựa trên mức giá của nó. Hãy xem xét giữa các thương hiệu có mức giá ngang nhau, và nếu H&M mang lại cho bạn những món đồ hơn hẳn Zara, Mango thì chẳng có lý do gì mà không thay đổi cả.
2. Tìm ra những món đồ “ruột”
Bạn nên nhớ, một tủ quần áo hoàn hảo và hiệu quả luôn được xây dựng trên “nền tảng” đa dụng. Một chiếc quần jeans vừa tuyệt đối, hay một chiếc áo phông có thể sánh đôi cùng tất cả mọi thứ trong tủ sẽ là quyết định sáng suốt nhất của bạn. Bạn sẽ bất ngờ khi chỉ cần nhờ cậy những món đồ nhỏ nhắn này là đã lập tức có vô vàn sự lựa chọn phối đồ mỗi sáng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy tìm và đầu tư cho mình những món đồ có thể theo bạn suốt hành trình thời trang như vậy nhé!
3. Không gắn chặt vào một xu hướng
Gắn chặt với một món đồ hay xu hướng yêu thích sẽ dễ dàng khiến bạn vô tình rơi vào sự rập khuôn với một số món đồ cụ thể. Và tất nhiên, việc cứ mặc mãi chiếc áo phông hay “sống chết” với một kiểu sơmi chắc chắn không phải là ý kiến thông minh cho quý cô thời thượng. Quần áo cũng cần được nghỉ ngơi, và tủ đồ của bạn vẫn còn khá nhiều lựa chọn để bạn “xoay sở” mà vẫn tự tin đến chỗ làm. Vậy nên, hãy đầu tư ít nhất 2 phong cách trở lên và chăm chỉ “biến hóa” nếu bạn không muốn món đồ ưa thích của mình nhanh chóng bị cũ kĩ nhé.
4. Hiểu và làm theo các hướng dẫn bảo quản quần áo
Hầu hết các “pha” xuống cấp đột ngột của quần áo đều do việc bạn không làm theo những hướng dẫn cụ thể trên nhãn chăm sóc quần áo. Vì vậy, để món đồ của bạn “sống khỏe” và đảm bảo chất lượng, hãy tìm hiểu thật kĩ càng các hướng dẫn này trước khi giặt hay là sạch chúng. Trên mỗi món đồ, bạn sẽ tìm thấy những biểu tượng cụ thể hướng dẫn cách làm sạch, sấy khô và là ủi quần áo. Và đây là những gì bạn nên biết:
Máy giặt: Là biểu tượng 1 lồng giặt được cách điệu. Bạn sẽ được hướng dẫn về nhiệt độ giặt, chu kỳ cũng như cách chăm sóc đặc biệt dành cho quần áo. Nhiệt độ sẽ được hiển thị dưới dạng các dấu chấm tròn. Căn cứ vào đó, bạn sẽ giặt theo nước lạnh, ấm hay nóng. Về chu kỳ, mỗi dấu ngang bên dưới lồng giặt sẽ giúp bạn tìm ra mức độ bạn nên giặt đồ, từ bình thường, nhẹ tay cho tới phải cẩn trọng. Bên cạnh đó, dấu X gạch ngang lồng giặt nghĩa là bạn cần phải đem ra tiệm giặt khô là hơi, còn có hình bàn tay tức là bạn nên giặt tay thật nhẹ nhàng cho món đồ này (nhiệt độ nước dưới 40 độ).
Thuốc tẩy: Được hiển thị bằng hình tam giác nhỏ. Biểu tượng này sẽ khuyến cáo quá trình tẩy trắng món đồ của bạn như sau: 1 tam giác rỗng là có thể tẩy trắng bằng clo hay oxy khi cần thiết, 2 đường xiên ngang tam giác là chỉ cho phép bạn tẩy bằng oxy (không clo). Cuối cùng, hình tam giác có dấu gạch chéo có nghĩa rằng bạn không nền dùng thuốc tẩy cho sản phẩm này.
Máy sấy: Được biểu tượng bằng 1 hình tròn nằm trong hình vuông. Nếu không có bất kì dấu chấm nào, tức là quần áo của bạn có thể sấy ở mọi nhiệt độ. Nếu có 1 dấu chấm, quần áo của bạn nên được sấy ở nhiệt độ thấp. 2 dấu chấm, bạn nâng mức sấy lên nhiệt độ trung bình. 3 dấu chấm, bạn có thể sấy quần áo ở nhiệt độ cao. Biểu tượng chéo có nghĩa rằng món đồ của bạn không thể chịu được nhiệt độ sấy của máy.
Sấy khô tự nhiên: Biểu tượng bằng một hình vuông rỗng (không có vòng tròn). Quá trình này khuyến cáo để treo khô quần áo bằng đường cong phía trên ô vuông. Nó cũng có thể chỉ hướng tới việc làm khô bằng cách không vắt quần áo với hình xoắn ở giữa. Còn hình với đường gạch ngang ở giữa chỉ cho bạn cách làm khô bằng việc trải phẳng món đồ.
Là ủi: Biểu tượng bằng hình chiếc bàn là với các nút chấm bên trong. Số lượng các nút chấm này tượng trưng cho nhiệt độ bạn có thể sử dụng: một điểm có nghĩa là 110 ° C, hai điểm có nghĩa là 150 ° C và ba điểm có nghĩa là 200 ° C. Biểu tượng bàn là với dấu X bên dưới khuyến cáo bạn không nên dùng chế độ hơi nước trong quá trình là. Còn dấu X cắt ngang chiếc bàn là có nghĩa rằng bạn không nên là món đồ của mình.
Giặt khô: 1 vòng tròn trên nhãn có nghĩa rằng bạn có thể sử dụng dịch vụ này cho quần áo. Mặt khác, 1 hình vuông cùng dấu X cắt ngang khuyến cáo bạn không nên sử dụng hình thức giặt này.
(ST)