Luyện thuật thồi miên
Phương pháp thực hành.
Thôi miên là làm ngủ, thôi miên là làm một người nào đó áp dụng những biện pháp thích ứng nhừ vuốt (nhân điện), nói (dẫn dụ), ngó (khích thích giác quan). Để đưa người ấy (gọi đồng tử) vào giấc ngủ thôi miên, không khác giấc ngủ thường, nhưng hiện ra nhiều trạng thái đặc biệt, mỗi trạng thái sẽ sảy ra những hiện tượng lạ, đâm không biết đau, nhắm mắt ngủ vẫn trông thấy mọi vật quanh ta.
Người điều kiển là thôi miên.
Người bị ảnh hưởng là đồng tử.
Bất cứ ai củng có thể thôi miên được.
Thôi miên không bạc đải một ai, bất cứ ngừòi nào củng có thể học thôi miên được. Trừ hạng người bệnh hoạn suy nhược (kém từ lực), hoặc ngững người đoản trí ngu xuẩn (không biết điều kiển hành động của mình).
Luyện tập thôi miên căn cứ theo mấy phép như sau.
1- luyện sức khỏe.
2- luyện tinh thần, ý chí.
3- luyện cặp nhản, giọng nói.
4- luyện bộ điệu và cách thức làm ngủ.
Điều cần nhất là phải có sức khỏe, thôi miên là bên mạnh lúc nào củng thắng bên yếu, so sánh con người như một bình phát điện, sức khỏe do tập luyện có chứ không phải dùng thuốc men hổ trợ.
Phép thở là cốt yếu cho luyện thôi miên,
Thở ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh hệ, thần kinh hệ là nơi sản xuất chứa từ lực.
Cách hợp lý nhất là thở cách tự nhiên, thở chậm thở dài hơi, hít vô đầy ngực và thở ra cho hết hơi cặn.
Cặp mắt là môt lợi khí công hiệu, gọi là bửu bối của nhà thôi miên, cặp mắt là nơi phát xuất luồn từ lực mạnh nhất, kế là 10 đầu ngón tay.
Những nhà thôi miên ít đùa giởn và nói chuyện nhiều, bỡi sợ phân tâm và nói nhiều phung phí luồn từ lực chứa trong mình đến lúc thôi miên không hiệu quả.
Thôi miên gồm 4 trường phái khác nhau.
1- Nhân điện.
2- Khích thích giác quang.
3- Ám thị.
4- Thần giao cách cảm.
Hướng dẫn tự thôi miên
Thẳng người. Ngồi thoải mái.
Tập trung chú ý vào một điểm khi đó đếm thầm số 5 ba lần khi thở ra. Nhắm mắt lại.
Thở sâu đếm thầm số 4 ba lần khi thở ra. Khi đến số 4 tưởng tượng ra số 4.
Hãy tưởng tượng rằng sự thư giãn lan toả khắp người bạn tựa như bạn được đắp lên người một chiếc chăn ấm vậy. Một sự ấm áp, dễ chịu nhẹ nhàng lan toả đến tận mỗi ngón chân bạn.
Đếm ngược từ 10 đến 1.
Khi đếm đến 1 tự đưa ra dẫn dụ cho bản thân: tôi sẽ luôn bình tĩnh. Tôi không muốn ăn vặt gì từ giờ cho đến bữa tối.
Hãy nghĩ đến chấm màu đỏ mà bạn đã được nhìn trước đó. Tưởng tượng chấm đỏ đó trôi dần về phía bạn đến đầu bạn cùng với lời dẫn dụ. Hãy quên lời dẫn dụ đó, như vậy trong não của bạn sẽ thu nhập dẫn dụ đó.
Đếm từ 1-5 và và cảm nhận tác dụng của lời dẫn dụ.
Lưu ý
Dành đủ thời gian để thân chủ đọc 2 bản tài liệu, trả lời đầy đủ các câu hỏi của thân chủ. Nên tự trang bị một số kiến thức cần thiết vè dinh dưỡng. Nhiều thân chủ không biết biết rõ về dinh dưỡng và sẽ hỏi các thuật ngữ như chất đạm.
Cùng thân chủ đọc to phần hướng dẫn thôi mien, giải thích rõ từng đoạn.Nhấn mạnh rằng những gì tôi đưa ra để thân chủ tự thực hiện cũng hiệu quả tương tự như khi được thôi miên ở đây.
Điều quan trọng là thân chủ hiểu là cần phải luyện tập hàng ngày Vì 2 lý do sau:
Một là, trí óc đã quen với những thói quen của thân chủ trước đó. Trí óc sẽ thường tự làm theo những gì đã được lập trình sẵn trước đó. Nếu muốn trí óc thực hiện theo hướng khác thì đòi hỏi phải luyện tập thường xuyên.Bạn sẽ không thuyết phục được trí óc của mình nếu bạn chỉ tập luyện bữa đực bữa cái. Não sẽ làm theo thói quen ăn nhiều mà bạn đã tạo lập trước kia và làm chúng ta béo lên. Nay bạn muốn điều ngược lại bạn cần phải tập luyện hàng ngày đưa lệnh khác vào trí óc đến khi bạn thuyết phục được trí óc bạn đổi thói quen.Và trí óc sẽ có các lệnh kìm hãm bớt chế độ ăn, làm giảm bớt thể trọng… làm bạn thấy dễ chịu hơn, …trông gọn gàng hơn. Cũng may là không cần mất nhiều thời gian để tự thôi miên bản thân thay đổi thói quen ăn uống. Thôi miên có tác dụng khá nhanh thậm chí là ngay lập tức. Thường thì sau vài ngày hoặc vài tuần chỉ rất ít trường hợp kéo dài vài tháng. Nhưng bạn phải kiên trì thực hiện cho đến khi gặt hái được một số thành công.
Hai là, lời dẫn dụ không có tác dụng mãi. Thời gian hiệu lực của dẫn dụ tuỳ theo mỗi thân chủ. Có một số người lời dẫn dụ chỉ có tác dụng trong vài giờ đồng hồ hoặc là một ngày. Đối với vài người thì lời dẫn dụ có thể có tác dụng trong 1 tuần hoạc 2 tuần. Đó là lý do tại sao than chủ phải duy trì bằng luyện tập hang ngày cho đến khi đạt được hiệu quả nhất định.
Tham khảo thêm về thuật thôi miên:
Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Có hay không việc thôi miên có thể điều khiển hành động của người khác?
Chắc mọi người cũng không còn quá xa lạ với thuật ngữ “thôi miên“. Không chỉ được truyền miệng ngoài đời mà nó còn xuất hiện khá nhiều trên những bộ phim, truyện tranh, các chương trình biểu diễn ảo thuật... Thôi miên ám chỉ khả năng điều khiển suy nghĩ của người khác, khiến họ làm mọi việc theo ý của mình. Người bị thôi miên dường như không còn khả năng kiểm soát bản thân, bộ não bị chi phối hoàn toàn bởi người khác. Đó vẫn là những gì mà các chương trình giải trí đã đem lại cho khán giả những khái niệm cơ bản về thuật thôi miên. Trong thực tế, vẫn còn nhiều bí ẩn về thôi miên mà nhiều người chưa biết đến. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Khả năng điều khiển của thôi miên
Thuật thôi miên thực sự là một môn nghệ thuật kì lạ bởi khả năng điều khiển tâm trí của nó. Người bị thôi miên sẽ nghe hoàn toàn theo những lời các nhà thôi miên nói. Nhưng nhiều người lại không biết rằng có những người dễ bị thôi miên hơn người khác. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy khả năng bị thôi miên của từng người là khác nhau. Nhóm tuổi dưới 12 tuổi thường dễ bị thôi miên hơn bởi chu trình xử lý của não bộ chưa được hoàn chỉnh. Trong khi đó có khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.
Chữa bệnh bằng thôi miên ( thôi miên y khoa )
Với khoa học, công dụng chính của thôi miên chính là khả năng chữa bệnh của nó hay còn gọi là thôi miên y khoa ( hypnotherapy). Thôi miên giúp người bệnh có thể thay đổi được nhiều hành vi xấu hoặc cũng có thể giúp họ quên đi những ký ức không đáng nhớ… Phương pháp này hướng đến một sự thay đổi vô thức trong bệnh nhân bằng cách đặt họ trong một trạng thái bị điều khiển hoàn toàn. Nhiều người vẫn không tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh này nhưng một số khác lại coi đây là một công việc thực sự và còn coi nó là một phương hướng điều trị mới trong tương lai.
Thôi miên biểu diễn
Thực tế có hai loại thôi miên đó là thôi miên y khoa như đã đề cập ở trên và ở phần này là thôi miên biểu diễn ( stage hypnosis ). Đó là những gì mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy ở các chương trình giải trí – nhà thôi miên sẽ điều khiển tâm trí của khán giả và bắt họ làm những hành động theo ý của mình. Đây thực sự được coi là một công cụ để giải trí bởi các nhà thôi miên biểu diễn này ngoài thôi miên họ còn sử dụng nhiều mánh ảo thuật khác và thường là sử dụng những người đã được lựa chọn trước để biểu diễn. Nó giúp kích thích đám đông và khiến họ cảm thấy trầm trồ, thích thú nhưng thực tế phương pháp này ít liên hệ với bản chất thực sự của thuật thôi miên.
Tự động thôi miên
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chúng ta cũng có thể tự thôi miên chính mình mà không cần đến những nhà thôi miên, điều bạn cần là những kiến thức cần thiết. Có một phương pháp tạm gọi là tự động thôi miên hay tự thôi miên chính mình, cho phép bạn có thể sử dụng tiềm thức để tác động lên các hành vi của mình theo cách mà ý thức không kiểm soát được. Phương pháp này được phát hiện ra bởi một người có tên là Coue, tác giả của cuốn “Self-Mastery Through Conscious”, miêu tả một cách chi tiết làm cách nào mà chúng ta có thể tự đặt bản thân vào trạng thái bị thôi miên như những nhà thôi miên vẫn thường làm.
Kí ức
Trên phim ảnh hay những chương trình giải trí, thôi miên còn có thể khiến chúng ta quên đi một phần kí ức nào đó. Với khoa học, điều này cũng khá là chính xác nhưng chỉ khi người bị thôi miên thực sự muốn quên đi điều đó và nghe theo những chỉ dẫn của nhà thôi miên. Mặc dù những phần kí ức đó khi bị kích thích rất dễ dàng trở lại, nhưng chúng có thể bị ngăn cản bởi việc sử dụng tiềm thức của mỗi người. Thôi miên cũng có khả năng giúp phục hồi trí nhớ của người khác trong một trạng thái hoàn toàn vô thức. Nhiều người khi bị thôi miên nói rằng họ từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc hay từng gặp quái vật… nhưng có rất ít hoặc không hề có những bằng chứng nào chứng minh những phần kí ức được phục hồi đó là sự kiện đã từng xảy ra hay do chính người bệnh đang buộc bản thân tin vào nó.
Lịch sử của thôi miên
Thuật thôi miên được cho là đã được sử dụng trong những năm 1800 như một hình thức gây mê hay còn được gọi là “hypnoanesthesia”. Tuy nhiên, quá khứ đã chỉ ra rằng thôi miên còn được sử dụng trong khoảng thời gian trước đó rất nhiều. Trong những phát hiện gần đây, người Ai Cập cổ đại hay người Hy Lạp đã thực hiện phương pháp này trong những nghi lễ từ cách đây khoảng 3000 năm trước.
Tự điều khiển bản thân
Khả năng khiến người khác hành động theo ý mình có lẽ là một trong những bí ẩn lớn nhất về thuật thôi miên. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thôi miên là một trạng thái bị người khác tác động lên và có những người dễ bị tác động hơn những người khác. Trở thành một nhà trị liệu giỏi là điều đầu tiên mà nhà thôi miên cần. Theo đó, họ sẽ tạo niềm tin bằng cách nói chuyện với bạn và không để lộ rằng thực chất họ không thể điều khiển bắt bạn làm mọi việc theo ý muốn. Những hành động khi bạn đang ở trong trạng thái thôi miên là do bạn hoàn toàn tự nguyện làm, và họ không thể điều khiển bạn làm những việc trái đạo đức hay trái với niềm tin mà họ đã đưa ra cho bạn.
Có hay không ý thức trong khi bị thôi miên?
Nhiều người tin rằng người ta thường ngủ trong khi đang bị thôi miên nhưng thực tế không hẳn như vậy. Trong quá trình thôi miên, bạn không những đang tự kiểm soát những hành động của bản thân mà theo các nhà khoa học lúc đó bạn còn đang rất tỉnh táo. Bởi lúc đó bạn hoàn toàn có thể nghe được toàn bộ những điều nhà thôi miên nói nếu bạn thực sự muốn và cố gắng lắng nghe. Một nhà thôi miên dày dạn kinh nghiệm đã từng tự thôi miên để loại bỏ phản ứng đau của bản thân. Ông đã thử thực thực hiện điều này trong quá trình phẫu thuật. Nó quả thực hoạt động rất tốt và ông không hề cảm thấy đau đớn, nhưng để áp dụng rộng rãi chúng ta vẫn cần nhiều bằng chứng hơn nữa. Thật khó tin nếu ông ta chỉ đặt bản thân vào trạng thái ngủ khi đang phẫu thuật mà chắc chắn trong tâm trí ông đang có một quá trình đấu tranh tư tưởng ghê gớm.
(St)