Năm 2020, thực sự không phải là một năm dành cho “Thời trang” và nền công nghiệp này. Sự hoành hành dữ dội của dịch bệnh cộng thêm các “biến động trời” về biểu tình, phân biệt chủng tộc đã khiến nền kinh tế so với cùng kỳ năm ngoái trở nên kiệt quệ.
Năm 2020, thực sự không phải là một năm dành cho “Thời trang” và nền công nghiệp này. Sự hoành hành dữ dội của dịch bệnh cộng thêm các “biến động trời” về biểu tình, phân biệt chủng tộc đã khiến nền kinh tế so với cùng kỳ năm ngoái trở nên kiệt quệ.
Bên ngoài sự hào nhoáng thường thấy, các thương hiệu thời trang phải đối mặt với các bản báo cáo tài chính suy giảm trầm trọng đến từ các kênh/ chuỗi bán hàng lớn. Song song, việc thị trường đại chúng với mức thu nhập giảm sút rõ rệt cũng đã tạo một sự thay đổi rõ rệt trong tập tính khách hàng. Những điều kiện đó là sự cần và đủ cho : Second hand, retro/vintage, re-work product line (Hay dân mình gọi thân thương là Đồ Si).
Các nhãn hàng hay thương hiệu thời trang trong việc cân bằng giữa cắt giảm chi phí và đảm bảo ra các collection mới đã phải đưa ra các chiến lược hợp lí. Họ đã phải cắt việc sản xuất những đồ mới và thu hồi những bản dự định cho năm 2020 này (Được làm từ 2019) – kết quả là ở các nước thứ ba chuyên sản xuất như Trung Quốc, Ấn Độ và maybe có cả Việt Nam đã có một cuộc khủng khoảng công việc. Các xưởng may cắt giảm công nhân – khiến cả triệu công nhân không có việc làm. Một năm quá kinh khủng và phương án đưa ra các ý định sáng tạo mới vừa tốn tiền vừa rủi ro cao.
Việc ra các ý tưởng sản phẩm mới – những thiết kế mới, những kiểu cách mới đòi hỏi một khoản chi phí khổng lồ chi trả cho chất xám của các fashion designer, sản xuất và quảng bá. Điều này đồng nghĩa với việc giá thành sẽ đội lên cao và chưa chắc thị trường sẽ mở lòng và mua chúng trong đại dịch này. Quá rủi ro, quá nguy hiểm. Vậy – phương án được xem là “đầy tính nhân văn” và “Hợp lí” trong giai đoạn này là?
Đó chính là Re-work hay Renovation – hay được giới kinh doanh và truyền thông đặt mĩ danh là “Sustainable Fashion”. Nghĩa là sao? Nghĩa là các thương hiệu sẽ rework/tái sử dụng những sản phẩm cũ của họ, những sản phẩm iconic – đã có chỗ đứng và sự tin yêu trên thị trường. Bằng cách đó, họ sẽ giảm bớt được đáng kể chi phí cho designer, chất xám cũng như quảng bá khi mà khách hàng đã biết rõ về nó. Chúng ta có Raf Simons: REDUX với việc tái phát hành những archive piece của nhà thiết kế người Bỉ. Trong mùa SS 2021, nhiều fashion designer đã sử dụng những chất liệu cũ từ mùa trước, ghép lại với nhau và tạo thành những bộ sưu tập mới (Như Marine Serre). Coach S/S 2021 thì tạo những items từ mùa trước kèm theo câu chuyện về những chiếc túi vintage từ những năm 70s và cách sử dụng nguyên liệu tái chế của họ. Tháng 10 năm nay, Levi’s công bố một website chuyên bán đồ secondhand chính hãng (Yeah, official từ Levi’s) mang tên là Levi’s secondhand – nơi bán những quần jeans cũ và qua sử dụng của Levi’s. Woa, amazing. Gucci cũng hợp tác với The Realreal để cho phép retailer này bán lại những sản phẩm cũ của hãng. Các thương hiệu ‘bonus’ thêm ý nghĩa rằng : chúng tôi đang tái sử dụng các nguyên liệu cũ, tái chế và hạn chế việc tác động tới môi trường nữa. Vậy - ở phía khách hàng thì sao? Tất nhiên, giai đoạn “Tiền ít mà vẫn thích đồ ngon” như thế này thì khách hàng ngày càng trở nên “khó tính” và “lựa chọn” hơn bao giờ hết. Trong 1 năm 2020 mà các nhãn hàng liên tục đưa ra các collection “na ná, hao hao, Look- a- like something in the past” thì người tiêu dùng đòi hỏi những cái “unique, độc lạ” so với thời điểm hiện tại. Và Thời trang lại thực hiện chu kỳ vòng tròn diệu kỳ của nó khi thông qua Internet, những con người làm truyền thông về fashion – retro/vintage lại trở lại. Cảm giác nó giống như bạn lục tủ quần áo của bạn – trong đáy tủ có một chiếc áo cũ mà lâu rồi bạn chưa mặc, bạn mặc vào và cảm thấy thú vị pha chút sung sướng như vừa mua một món đồ mới nhưng cảm giác hiểu rõ món đồ đó hơn bao giờ hết. Yeah, retro/vintage product như một phương án hợp lí trong thời điểm này khi giá cả vừa hợp lí, vừa mang cho người dùng những cái nhìn mới lạ và giúp họ thay đổi outfit hàng ngày tại reasonable cost. Và thế là – việc mua bán đồ secondhand/vintage/retro không bao giờ dễ dàng hơn thế? Khi những kênh bán hàng bắt đầu thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Không còn là những post cá nhân hay chỉ lẻ tẻ trên Grailed, StadiumGoods, Rakuten.. hệ thống bán hàng cũ đã trở nên phổ biến hơn bây giờ và dự định mảng này sẽ sinh lời khoảng 64 tỷ đô vào năm 2024. Các retailer lớn như Farfetch, Ssennse đang đẩy mạnh các mảng bán những sản phẩm iconic của các hãng đã qua sử dụng và nó cực kì tiềm năng. Điều này cũng vô cùng hợp lí – ví dụ như 1 chiếc túi của Chanel giá ~ 160tr mua mới thì có thể mua lại với giá ~80tr đến 100tr tùy conditions. Mà thực ra với các sản phẩm cao cấp thì nó luôn trông bền theo thời gian. Những người không có quá nhiều tiền mà yêu thích các sản phẩm trên thì đây là cơ hội của họ. Việc sử dụng các sản phẩm iconic hay old-time đòi hỏi các outfit đi kèm cũng retro/vintage như vậy – và Bingo, Vintage Fashion/Retro Style trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các chuyên gia lo lắng về việc này sẽ bị các thương hiệu hãy những kẻ kinh doanh quá độ nhảy vào và lạm dụng và thổi phồng nó như cái cách mà nhiều brands đã green-washing về thời trang bền vững. Nó phụ thuộc khá nhiều và độ nhận thức của người tiêu dùng.
Nguồn: Thu thập trên facebook .