bôi sáp ong lên cạnh da sau đó dùng cây đánh cạnh để đánh cho tan lớp sáp, sức nóng của ma sát kết hợp với sáp ong sẽ làm cạnh da cháy bóng và màn, tiếp tục đánh đến bao giờ thấy thật hài lòng.
Đối với những sản phẩm da thật, để có được một cạnh viền sắc ngọt đòi hỏi lúc cắt dao phải bén.
Nguyên tắc cắt da là dùng dao cắt, chứ không dùng kéo. Đây là kinh nghiệm nhiều năm của những bậc thầy làm da. Dao càng sắc và mỏng thì đường cắt sẽ ngọt. Tuy nhiên, về thời gian thì mép da cũng sẽ tưa đi, không còn sắc cạnh như ban đầu. Vì vậy, để cho sản phẩm được bền đẹp hơn, chúng ta cần xử lý thêm cạnh viền trong quá trình làm, trước khi cho sản phẩm vào sử dụng.
Dùng giấy nhám mịn mài cạnh da cho đều, da sẽ bị tưa đi tuy nhiên không lo ngại vì bước tiếp theo sẽ xử lý phần đó.
Dùng keo se cạnh để bôi lên viền cạnh của tấm da vừa được chà nhám, các phồng tưa lông ban đầu lúc này sẽ nằm bẹp xuống và bám vào nhau.
Lúc này, ta có thể dùng loại sơn viền để sơn cạnh, Tới đây là có thể xong phần cạnh viền.
Tuy nhiên về độ chất của sản phẩm thì không thể bằng việc đánh cạnh và làm bóng tự nhiên (chỉ ứng dụng trên loại da đanh/cứng)
Bỏ qua bước sơn viền, bôi sáp ong lên cạnh da sau đó dùng cây đánh cạnh để đánh cho tan lớp sáp, sức nóng của ma sát kết hợp với sáp ong sẽ làm cạnh da cháy bóng và màn, tiếp tục đánh đến bao giờ thấy thật hài lòng.
Như vậy chứ ta đã hoàn thành xong bước đánh cạnh da đơn giản.