Từ thời trang cao cấp nổi tiếng của Pháp đến các xưởng vẽ quý giá của Ý, nghề thủ công ở châu Âu là một niềm tự hào văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Thêm vào đó, những nghề truyền thống – trang trí trên chất liệu da, thêu, làm giày, làm mũ, may mặc, thổi thủy tinh và những nghề tương tự – đều được người tiêu dùng tôn sùng như dấu hiệu của sự sang trọng. Nhưng ở những nơi khác trên thế giới, đó lại là một bức tranh hoàn toàn khác.
Châu Âu – vùng đất vàng của nghề thủ công
Các kỹ thuật gia truyền là trung tâm các chiến dịch tiếp thị cho Gucci, Berlutti, Hermes, Chanel. Bản thân các nghệ nhân cũng được giới thiệu đến với người tiêu dùng tại các lễ hội thủ công như L‘Ecole Metiers d’Art. Mục đích của việc làm này là càng tiếp xúc nhiều với nghề thủ công thì các hãng sẽ gây dựng được lòng trung thành của những người tiêu dùng của họ, những người đang ngày càng coi trọng lịch sử và tính chất xác thực của hàng hóa.
Thêm vào đó, những thương hiệu này, trong một môi trường bán lẻ đầy cạnh tranh, tiếp tục đầu tư tiền vào việc đào tạo thế hệ tiếp theo của những người thợ thủ công, vì họ hiểu rằng những kỹ năng khó kiếm này nằm trong những bí mật thương mại quan trọng nhất của họ.
Nhưng châu Âu không hoàn toàn là một bức tranh màu hồng, ngay cả những nghề thủ công truyền thống tại châu lục này cũng đang lép vế trước bối cảnh công nghiệp thời trang và thiết kế nhà ở đang phát triển nhanh và bị cơ giới hóa.
Trong bối cảnh các mặt hàng thủ công và sản xuất công nghiệp va chạm và kết hợp với nhau, chỉ có thể nhìn vào những buổi trình diễn thời trang mới nhất mới có thể xác nhận được rằng nghề thủ công truyền thống vẫn được coi trọng trong ngành thời trang và trong ý thức của người dân.
Ở các nước khác thì sao?
Hãy hình dung chúng ra đang trong một chuyến bay từ Paris đến Bandung, Indonesia. Chúng ta đi tàu hỏa 4 tiếng để đến thị trấn ven biển Cirebon. Những gì chúng ta có thể tìm thấy ở đây là nghề thủ công dệt vải batik, một kỹ thuật có niên đại hàng trăm nghìn năm. Kỹ thuật nhuộm sáp bằng tay và sử dụng những cây bút cantering không thể phủ nhận là một kỹ năng cần được lưu truyền.
Đó là một nghệ thuật khó và tỉ mỉ, đòi hỏi việc chú ý đến các chi tiết nhỏ và tính kiên nhẫn. Các mặt hàng dệt may tinh xảo phức tạp nhất có thể mất đến 7 tháng để hoàn thành.
Họa tiết được làm từ kỹ thuật batik
Tại một địa điểm khác Varanasi, Ấn Độ, kỹ thuật dệt tơ lụa bằng tay 500 năm tuổi là nguồn tự hào về văn hóa và đời sống được truyền lại qua nhiều thế hệ. Đó là cả một nghệ thuật, và để trở thành một chủ sở hữu đầy tự hào của những sản phẩm dệt này là một điều xa xỉ.
Những ví dụ nhỏ này chỉ là mặt nổi của ngành xuất khẩu thợ thủ công trị giá 34 tỷ USD. Thị trường toàn cầu này sử dụng hàng triệu thợ thủ công có kỹ năng chắc chắn là ngang ngửa với những thợ thủ công lành nghề tại châu Âu.
Vậy có gì khác đối với những nghệ nhân này? Tại sao họ lại được đầu tư quá ít? Tại sao nghề thủ công của họ lại khó được tìm thấy tại các triển lãm thương mại quốc tế và trên các sàn diễn thời trang hiện đại? Tại sao những công việc này lại được trả công và bị đánh giá thấp trên thị trường quốc tế? Và tại sao những thợ thủ công tài năng này lại ít được biết đến? Ai đang ủng hộ cộng đồng nghệ nhân toàn cầu và nghề thủ công truyền thống mà họ đang làm?
Khi Nest, một tổ chức phi lợi nhuận cam kết thúc đẩy nghề thủ công, được thành lập 10 năm trước đây, từ “thợ thủ công” đã không tạo được tiếng vang về tiếp thị như hiện nay. Thực tế thì nó vẫn đang bị đánh giá thấp. Chúng ta có thể gọi những người này là gì, đặt tên gì cho họ để thể hiện được sự tôn trọng mà họ xứng đáng được nhận và để định nghĩa lại những hiểu nhầm về vẻ đẹp thủ công trên toàn cầu? Trong những nỗ lực của mình, Nest đang cố gắng để mở rộng tầm nhìn hạn hẹp về những nghệ nhân, họ xứng đáng được coi trọng từ khắp nơi chứ không chỉ riêng ở châu Âu.
Theo Trí Thức Trẻ