Khi làm da thuộc thủ công, một thứ chắc chắn không thể thiếu được đó là cây đục lỗ. Để may được đường chỉ, bạn phải đục lỗ trước rồi mới cho kim đi qua được. Bởi vì da rất dày và cứng, không giống như vải để có thể may không cần đục trước.
Để đục lỗ chuẩn, mình thường kẻ 1 đường thẳng, sau đó dùng đục 4-6 răng để khoảng cách được đều nhau giữa các lỗ. Hơn nữa là đục nhiều răng thì nó nhanh, mình thì lại lười. Những đục 1-2 răng chỉ dùng cho các đoạn ngắn, những góc quanh. Nhưng đục 1-2 cũng là không thể thiếu trong bộ dụng cụ được ^^
Cái quan trọng nhất ở cây đục lỗ đó là khoảng cách giữa các răng, và độ rộng mỗi răng. Khi mới làm, ít ai chú ý đến điều này. Ví dụ cây đục 3mm và 4mm, nhìn bằng mắt thấy nó khá tương đồng nhau, nhưng khi làm, chỉ lệch chút xíu thôi là đã khiến sản phẩm hỏng mất rồi. Thế nên khi mua nhớ hỏi người ta về kích thước 1 bộ cho đồng đều.
|
Khoảng cách giữa các lỗ là rất quan trọng |
Công nghệ làm cây đục lỗ ở Việt Nam phải nói là còn kém. Chưa nói về độ cùn, nói về chuẩn khoảng cách trước đã. Nếu bạn dùng cây đục 4-6 hay thậm chí là 10 để đục theo cách mình làm ở trên thì coi như thua, đường may sẽ ngoằn nghoèo vô cùng xấu xí. Bởi các răng nó cách nhau không đều, hoặc không thẳng hàng, hoặc lúc đầu thẳng nhưng sau khi nện cho nó vài nhát búa thì nó lại cong lúc nào mà mình không biết . Thú thật là mình mỏi mắt kiếm khắp các shop ở Hòa Hảo mới tìm ra được vài cây có khoảng cách ổn ổn một tý. Tuy nhiên với người mới thử làm, dùng dụng cụ ở đây để thử cũng không tồi, vì giá nó rẻ, và vì nó khiến bạn biết được sự tỉ mẫn trong từng milimet nó quan trọng như nào khi làm da.
|
Đây là đục trám Trung Quốc cắt bằng máy cắt kim cương |
Cây đục lỗ có nhiều dạng như đục xiên, đục xéo, đục quả trám, đục lỗ tròn, đục lỗ ngang. Mình thường dùng đục trám và đục lỗ tròn, sự khác nhau bạn có thể xem qua hình để thấy sự khác nhau:
|
1 là đục trám, 3 là đục xiên, 5 là đục ngang và 6 là đục lỗ tròn |
|
Đục xiên
|